Sự thật về Huyết Yến

(Tổ Yến Phú Quốc) Hãy đọc bài phân tích dưới đây để biết những bí mật về Huyết Yến và tình trạng kinh doanh sản phẩm này trên thị trường hiện nay.

MÀU ĐỎ CỦA HUYẾT YẾN TỪ ĐÂU RA?

Theo những nhà cung cấp và phân phối yến trên Thị trường hiện nay, thì yến tổ được chia làm 3 loại chính: Tổ yến Trắng, Tổ yến Hồng và Tổ yến Huyết. Trong đó, hồng yến giống như huyết yến về giá cả và sự hiếm hoi. Cả hai loại này chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới.

Thông dụng nhất là bạch yến, chiếm 90% còn lại trên thị trường thế giới, mỗi năm thu hoạch 3 -4 lần nên giá cả phải chăng. Tổ yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng được xếp vào loại thượng hạng, thường rất hiếm, mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ và đặc biệt có giá trị dinh dưỡng gấp nhiều lần. Điều này cũng tương đương với giá thành gấp đôi so với loại tổ yến khác.

Dạo quanh thị trường TP.HCM rất nhiều nơi bán Yến Huyết với Giá  rất cao, Ví như, “Yến huyết đảo thô” có giá tới 23 triệu đồng/100gr (tức 230 triệu đồng/kg), còn “Yến huyết đảo làm sạch” có giá 22 triệu đồng/100gr loại 1 và 10,5 triệu đồng/50gr cho “Yến huyết đảo loại 2”…

Có những Cửa hàng báo giá tới 24,5 triệu đồng/100gr Yến Huyết tinh chế, Yến huyết thô có giá 18 triệu đồng/100gr… Chính vì sự đắt đỏ này mà đại gia, người lắm tiền hay săn lùng loại yến này để dùng. Tuy nhiên, về nguồn gốc của loại yến này vẫn còn đặt nhiều dấu hỏi. Có ý kiến cho rằng, trong quá trình làm tổ, con chim yến dùng máu của mình để kết tổ, nên mới có màu đỏ cũng là màu máu của chim.

Tuy nhiên, theo một dân sành về yến huyết cho biết, “để có được cách lý giải chính xác nhất cho nguồn gốc hình thành màu đỏ của tổ yến huyết, có nhiều phân tích về thành phần của tổ yến huyết được tiến hành. Thứ nhất, qua việc phân tích thành phần có trong yến huyết chỉ ra rằng: Trong yến huyết không tìm thấy hồng cầu có trong máu chim yến, nên có thể khẳng định màu đỏ của yến huyết không phải do chim yến dùng máu của chính mình để làm tổ”.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, thức ăn của chim làm nên màu của yến huyết. Tuy nhiên, việc theo dõi, tìm hiểu nguồn thức ăn của chim yến tại các đảo yến, cho thấy yến sào chỉ ăn các loại côn trùng nhỏ bé bay trong không trung, chứ không phải là tảo biển, nên việc hình thành màu đỏ của yến huyết không phải do nguồn gốc thức ăn. Cơ sở để có yến huyết theo dân trong nghề chính là do điều kiện môi trường đặc trưng hình thành tổ yến huyết.
Đặc biệt, yến huyết chỉ được tìm thấy tại các vách đá cao và sâu trong các hang yến, ở những vị trí này có một lượng khoáng chất sắt, kết hợp với điều kiện độ ẩm, không khí đặc trưng nên khi chim yến làm tổ một thời gian sau sẽ xảy ra các phản ứng tự nhiên, làm tổ yến chuyển màu từ trắng sang màu đỏ và bắt đầu từ chân tổ cho tới rìa tổ yến.

Kết hợp với việc phân tích thành phần của tổ yến huyết chỉ ra rằng, tổ yến huyết ngoài các thành phần dinh dưỡng quý giá, còn có hàm lượng khoáng chất sắt vượt trội hơn so với tổ yến thông thường. Tại Việt Nam, yến huyết được thu hoạch tại vách đá, hang yến trên một số đảo: Hòn Nội (Khánh Hòa), Đảo Yến (Phú Yên), Mũi Yến (Bình Định), Đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Đảo Nồm hay còn gọi Vũng Chùa (Quảng Bình)…
Theo Ông Trương Xuân Vũ Tiến, Chủ doanh nghiệp phân phối yến tại quận Tân Bình có nhiều thời gian mày mò, nghiên cứu về yến, đặc biệt là thông qua các trang tin từ nước ngoài phân tích và đưa ra được một số cơ sở khoa học về nguồn gốc của yến huyết. Ông Tiến cho rằng, khoa học hiện nay đã chứng minh được tại sao lại có những tổ yến màu đỏ một phần chân hoặc toàn tổ là do phản ứng hóa học của khí NH3 (Amoniac) có trong phân chim yến lâu ngày trên thành tường, hang động.

Kết quả tạo ra một lượng lớn chất nitrit có chứa trong huyết yến. Phương trình phản ứng hóa học như sau: 2 NH3 + 3 O2 —> 2 HNO2 + 2 H2O (1) và 2 HNO2 + O2 —> 2 HNO3 (2). Ở phản ứng (1) thì chất xúc tác cần là vi khuẩn nitrosomonas, còn ở phản ứng (2) thì chất xúc tác là vi khuẩn nitrospira. Ở cả hai phản ứng trên điều kiện xảy ra là trong không khí có oxi và thời gian phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn so với thời gian phản ứng (2). Dựa vào nguyên tắc trên, ông Tiến cho rằng, có hai cách tạo ra những tổ yến huyết từ yến trắng thông thường.
Theo đó, một số nhà yến vô tình hoặc chủ động tạo ra môi trường bị ô nhiễm NH3 từ phân chim bằng cách hạn chế vệ sinh vị trí nơi làm tổ của chim yến. Nếu bằng cách này thì tổ yến thường có đặc điểm là bắt đầu đỏ từ dưới chân và lan dần lên trên. Thông thường, thời gian thu hoạch là từ 3 -4 tháng, khi tăng thời gian thu hoạch lên sẽ thu được những tổ yến huyết đỏ toàn phần với phần chân tổ thường có màu đậm hơn.
KINH DOANH SIÊU LỢI NHUẬN NHỜ CÔNG NGHỆ HÔ BIẾN
Chính vì sự đắt đỏ của yến huyết, thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại yến bị làm giả để trục lợi, đánh lừa người tiêu dùng. Mới đây, theo thông tin từ cơ quan chức năng tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia.
Theo đó, một số cơ sở chăn nuôi yến ở Malaysia đã cố tình thêm hóa chất nitrit để tạo ra nhiều yến huyết, nhằm bán được nhiều hơn để kiếm lời, vì mặt hàng này luôn rất hút khách. Một số đại lý ở Malaysia cũng thừa nhận, hầu như tất cả tổ yến huyết trên thị trường là Yến sào bình thường, được nhuộm đỏ.

BỎ VÀO THÙNG XỐP, Ủ TRONG PHÂN

Ông Tiến gọi đây là “Phương pháp ủ trong bồn chứa phân bón hữu cơ”. Theo cách này, người ta sẽ ủ tổ yến trắng đã thu hoạch trong hầm chứa phân bón hữu cơ từ 1 – 3 tháng. Tùy thuộc vào thời gian ủ sẽ cho ra Yến Hồng (hay còn gọi là Hồng huyết) hoặc Yến Huyết. Nếu ủ với thời gian một tháng đầu, tổ yến trắng sẽ chuyển sang màu cam hồng, trên thị trường hiện nay gọi là Hồng huyết. Tiếp tục ủ hai tháng tiếp theo, Hồng huyết sẽ chuyển hoàn toàn sang màu đỏ thẫm (Huyết Yến). Ủ càng lâu, màu đỏ của tổ yến càng đậm. SAU MỘT THỜI GIAN, CHÚNG HÓA THÀNH YẾN HUYẾT MẠCH CÓ MÀU ĐỎ RẤT ĐẸP
Hãy là người tiêu dùng thông minh!
Hãy lựa chọn giá trị sản phẩm tương xứng với đồng tiền mà bạn bỏ ra!
Tổ Yến Phú Quốc
Chất lượng thật - Giá yêu thương


0 nhận xét: